Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Tiểu sử đại thi hào Nguyễn Du
1. Sơ lược tiểu sử

Nguyễn Du, tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quán tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con thứ bảy Cụ Hoàng Giáp Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm. Thân phụ Ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan đến chức Tể Tướng thời Lê-Trịnh. Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765) ở phường Bích Câu, thành Thăng Long (sau này là Hà Nội), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 đời nhà Lê, khi thân phụ đang làm Tể Tướng. Nguyễn Du đỗ tam trường thi Hương khi 19 tuổi, là người học rộng, tinh thông cả Phật học và sành các môn thi họa.

Thân phụ Nguyễn Nghiễm qua đời lúc Nguyễn Du mới 10 tuổi (1775) và thân mẫu của Nguyễn Du là Bà Trần Thị Tần (1740-1778, sinh quán ở tỉnh Bắc Ninh) mất sớm lúc Nguyễn Du 13 tuổi nên Nguyễn Du về sống với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn Nguyễn Du 31 tuổi, Hồng Lĩnh Hầu Nguyễn Khản, trấn thủ Sơn Tây-Hưng Hóa, làm quan Tả Tư Giảng cho thế tử Trịnh Tông) nuôi dưỡng và cho ăn học. (2) (‘Trích giảng Truyện Kiều của Nguyễn Du,’ Giáo Sư Hồ Đình Chữ, Việt Luận xuất bản, Sydney, 1996). Năm 1784, vì đỗ thấp, Nguyễn Du chỉ được thế chân người cha nuôi họ Hà vừa mới mất, làm một chức quan võ ở Thái Nguyên. (2) (sách đã dẫn, trang 5)



Trong suốt mười năm từ 1786-1795, Nguyễn Du lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình. Trong những năm 1796-1802, Nguyễn Du lui về ẩn cư ở quê nhà ở Tiên Điền, Hà Tĩnh, mặc dù sống rất nghèo nhưng an nhiên, tự tại vì Nguyễn Du đọc kinh Phật, tu học thiền để tìm đạo giải thoát. Năm Gia Long nguyên niên (1802), Nguyễn Du được triệu ra làm quan, bắt đầu là Tri Huyện Phụ Dực, Thái Bình; ít lâu sau làm Tri Phủ Thường Tín (nay thuộc Hà Đông). Năm 1805, Nguyễn Du đã được phong tước là Du Đức Hầu. Sau đó Nguyễn Du cáo bệnh xin lui về quê.



Năm Gia Long thứ 5 (1806), Nguyễn Du được triệu vào kinh đô Huế giữ chức Đông Các Học Sĩ; năm 1809, làm Bố Chính tỉnh Quảng Bình. Tháng 2 năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Điện Học Sĩ, rồi có chỉ sai làm Chính Sứ tuế cống đi Trung Hoa và tháng 4 năm Giáp Tuất (1814) ông trở về Kinh được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), Nguyễn Du sắp sửa đi sứ Trung Hoa lần nữa, nhưng bị bệnh mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn, thọ 56 tuổi. Thi văn chữ Hán của Nguyễn Du để lại gồm Thanh Hiên Tiền Hậu Tập, Bắc Hành Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Lê Quí Kỷ Sự.



Về thơ Nôm, Nguyễn Du lưu lại trong kho tàng văn học Việt Nam thiên trường thi bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh (ĐTTT), được truyền tụng trong dân gian và được liệt vào tài liệu giáo khoa dạy ở bậc trung học. ĐTTT là áng văn chương tuyệt tác, viết theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu, dài nhất trong các tác phẩm xưa nay. Ngoài ra, bài thơ chữ Nôm ‘Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh’ là một ngâm khúc gồm có 184 câu theo thể song thất lục bát, trong đó chứa đựng tấm lòng từ bi của người Phật tử Nguyễn Du đối với cảnh khổ của muôn vạn sinh linh, cũng là một tác phẩm giá trị được nhiều học giả nghiên cứu, trích giảng.



2. Hai thời kỳ lưu lạc (1786 - 1795) và ẩn cư (1795 - 1802) của Nguyễn Du


 

Từ trước tới nay, các nhà biên khảo văn học thường bàn luận nhiều về Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, mà ít khi nói tới hai giai đoạn quan trọng trong đời Nguyễn Du là thời kỳ sống lưu lạc ở quê vợ và việc lui về ẩn cư ở quê nhà và trong thời gian này Nguyễn Du nghiên cứu kinh điển Phật giáo, tu học thiền tông để rồi hơn mười năm sau Nguyễn Du đã chứng ngộ khi đi sứ sang Trung Hoa (1813 - 1814) (sẽ trình bày rõ thêm trong những phần sau của bài viết).



2.1 Thời kỳ lưu lạc từ 1786 - 1795


 



Trong suốt mười năm, Nguyễn Du lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình, và Ông đã viết: ‘Thập tải phong trần khứ quốc xa’ (xin tạm chuyển sang tiếng Việt: ‘Mười năm gió bụi cách xa quê’) vì hai lý do sau: (i) năm 1784,kiêu binh nổi dậy kéo đến nhà Nguyễn Khản,Ông trốn được lên Sơn Tây ‘rồi về Hà Tĩnh,nhưng dinh cơ ở Thăng Long đều bị phá sạch, (ii) người anh khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh, con của bà trắc thất Nguyễn ‘Thị Xuyên, chống lại Tây Sơn nên bị giết, và cũng vì vậy mà Tây Sơn phá hết dinh cơ ‘của họ Nguyễn ở Tiên Điền.



Trong bài thơ Quỳnh Hải Nguyên Tiêu có câu: ‘Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán’ (Ở Hồng Lĩnh không có nhà, anh em tan tác) cho ta thấy được lý do Nguyễn Du phải ‘về sống ở quê vợ.’ Suốt mười năm, Nguyễn Du sống ăn nhờ ở đậu, đau ốm liên miên, nghèo khổ không có ‘tiền mua thuốc, trôi nổi nay đây mai đó, túng quẫn bi thương... Trong những bài thơ Xuân Nhật Ngẫu Hứng, Tự Thán, Bất Mị, Sơn Cư Mạn Hứng, U Cư,... ta ‘bắt gặp được rất nhiều ý tình về cảnh sống xa quê hương, sầu thời thế, nghèo khổ, lưu lạc, ‘tan tác ...’ (2) (sách đã dẫn, trang 2-9).



2.2 Thời kỳ ẩn cư từ 1795 - 1802


 



Năm 1796, Nguyễn Du định rời Hà Tĩnh để vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh nên bị tướng Nguyễn Thận của nhà Tây Sơn bắt giam. Nhưng Nguyễn Thận đã tha cho Nguyễn Du vì nể tình bạn với Nguyễn Nễ, anh của Nguyễn Du. Sau đó Nguyễn Du lui về ẩn cư ở quê nhà. Sách có ghi là Nguyễn Du theo gót La Sơn Phu Tử (9) đi ngao du sơn thủy, đi khắp cả vùng 99 ngọn núi Hồng Lĩnh, dãy núi vùng Nghệ An - Hà Tĩnh, cách quê của Nguyễn Du khoảng 10 cây số. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền chép ®g trở về, lấy cảnh núi sông làm vui, tự gọi mình là Hồng Sơn Liệp Hộ (người săn bắn núi Hồng) và Nam Hải Điếu Đồ’ (người chài lưới biển Nam).



Về nhân vật lịch sử La Sơn Phu Tử, theo Trần Trọng Kim, là: ®g Nguyễn Thiệp, tự là Khải Chuyên, hiệu là Nguyệt Úc, biệt hiệu là Hạnh Am. Ông làm nhà ở Lục Niên Thành, thuộc huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh bây giờ, cho nên người ta gọi là Lục Niên tiên sinh hay là La Sơn Phu Tử. Vua Quang Trung từ khi đem quân ra đánh Bắc Hà, biết tiếng Nguyễn Thiệp, đã mấy lần cho người đem lễ vật mời ông ra giúp, ông không nhận lễ và cũng từ chối không ra. Đến khi Ngài đã đăng cực, lại mấy lần cho người đón mời ông, ông có đến bái yết và khuyên vua nên lấy nhân nghĩa mà trị dân trị nước, rồi lại xin về. Vua Quang Trung tuy không dùng được ông, nhưng bao giờ cũng tôn kính ông như bậc thầy, và việc chính trị trong nước thường theo ý nghĩa của ông đã trình bày.’ (9) (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, quyển 2, Bộ Giáo Dục xuất bản, Sài Gòn 1971, trang 140-141).

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Nguyễn Bỉnh Khiêm  (30-08-2010)
    Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam (30-08-2010)
    Huỳnh Thúc Kháng - Khí tiết người làm báo (30-08-2010)
    Nguyễn Đình Chiểu (30-08-2010)
    Phó thủ tướng: 'GS Ngô Bảo Châu ở tầm đỉnh cao thế giới' (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152832291.